9 loại gia vị và thảo dược tốt cho sức khỏe
30/12/2020 19:41
Muối và tiêu không phải là thành phần duy nhất giúp tăng mùi vị cho thức ăn. Ngoài tác dụng kích thích khẩu vị và làm cho món ăn trở nên ngon miệng hơn, nhiều loại gia vị và thảo dược có lợi cho sức khỏe.
Các công dụng này đến từ những bộ phận của thảo dược (hoa, quả, lá, hạt) ngoài mang lại hương thơm còn chứa các chất chống oxy hóa.

Ảnh minh họa từ internet
Thêm vào đó, gia vị và thảo dược có hàm lượng chất kháng khuẩn và kháng virus cao cũng thường chứa nhiều dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể như: hỗ trợ giảm cân, kiểm soát ăn uống và giúp thỏa mãn cảm giác thèm ngọt nhưng không làm tăng mức calori cho cơ thể.
Trong số các loại thảo dược, gia vị được chuyên gia khuyến nghị bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn, gồm có:
1. Quế
Quế chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa cao nhất trong các loại gia vị; được nhiều nghiên cứu khẳng định về tác dụng giảm viêm nhiễm, hạ đường huyết cao, huyết áp cao và giúp giảm cân.
Cũng giống như củ gừng, quế được sử dụng để làm dịu chứng buồn nôn. Ngoài các thành phần manganese, sắt, calcium cùng các khoáng chất khác; quế còn chứa thành phần kháng vi sinh nên có thể giúp bảo quản thực phẩm lâu hư hỏng hơn.
2. Rau húng
Rau húng có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp nhờ chứa các thành phần kháng vi khuẩn và virus; dùng để điều trị các bất ổn đường tiêu hóa. Loại thảo dược này cũng chứa thành phần chống ung thư.
Một số nghiên cứu phát hiện rằng, trích xuất từ lá của cây rau húng có thể giúp giải độc và thanh lọc cơ thể.
3. Củ nghệ
Nghệ được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Ấn Độ, là loại “gia vị mạnh mẽ” nhờ chứa curcumin - thành phần hoạt tính kháng viêm mạnh.
Curcumin được cho là có khả năng chống ung thư, làm dịu các triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer và thúc đẩy khả năng miễn dịch của cơ thể.
4. Tỏi
Tỏi là loại gia vị được người Ý yêu chuộng và sử dụng phổ biến trong chế biến thức ăn. Những năm qua, các nghiên cứu đều khẳng định tác dụng chống ung thư của tỏi.
Theo đó, ăn tỏi tươi giúp trị cảm lạnh và cảm cúm; kết hợp với bổ sung vitamin C và một ít mật ong.
5. Rau thì là
Thì là được phụ nữ mang thai ưa thích vì giúp làm dịu các biểu hiện khó chịu dạ dày. Trích xuất thì là được sử dụng trong y học, trị các bệnh về thận, bàng quang, dạ dày và gan.
6. Ớt cay
Ớt có công dụng trị bệnh nhờ chứa capsaicin. Các chất chống oxy hóa trong ớt đánh bại các gốc tự do, giúp cải thiện mức cholesterol, thúc đẩy trao đổi chất và chống lại các bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ.
7. Bạc hà
Bạc hà được sử dụng làm trà và có mặt trong kem đánh răng; tốt cho sức khỏe tiêu hóa, giúp cải thiện chứng đầy hơi và chướng bụng.
Bạ hà không chỉ tốt cho sức khỏe đường ruột mà còn có lợi cho não bộ. Tinh dầu bạc hà có thể giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện chức năng tư duy.
8. Rau kinh giới
Rau kinh giới có tác dụng chống virus, vi khuẩn, vi sinh vật và chống ung thư. Đồng thời, rau kinh giới cũng giúp cân bằng đường huyết, làm giảm viêm nhiễm.
9. Rau ngò
Rau ngò có nhiều công dụng sức khỏe như: loại thải các kim loại nặng từ chất thải công nghiệp và độc chất trong canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, rau ngò còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, điều trị các bất ổn dạ dày - đường ruột, kiểm soát cholesterol.
Y học cổ truyền Iran sử dụng rau ngò để làm giảm chứng lo âu và mất ngủ.
Huệ Trần
(theo Reader’s Digest)
(theo Reader’s Digest)
Các tin tức khác
- 5 thói quen buổi sáng khiến bạn nhanh già nua xấu xí, lại rước bệnh vào người (24/12/2020 18:11:21)
- Tìm hiểu thử thách kiểm tra đột quỵ mà cố NS Chí Tài chia sẻ trước khi qua đời (10/12/2020 18:06:53)
- 5 lời khuyên tăng cường đề kháng cơ thể trong dịch bệnh (07/12/2020 18:01:34)
- 5 thực phẩm nên thường xuyên đưa vào chế độ ăn (06/12/2020 19:12:37)
- Bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng thực phẩm (03/12/2020 19:49:01)
- Bài thuốc bổ ích từ đậu bắp chữa bệnh tiểu đường (28/11/2020 18:11:03)
- 9 dưỡng chất quan trọng đối với người cao tuổi (26/11/2020 17:46:50)
- Bảo vệ sức khỏe làn da bằng thực phẩm (24/11/2020 17:58:44)
- Những điều cần biết về chất chống oxy hóa (21/11/2020 18:03:01)
- Uống nước kiểu này 'phá gan, hại thận', dừng ngay trước khi quá muộn (20/11/2020 17:57:04)